Người Mông dựng cây nêu, dâng lễ tạ ơn cầu may mắn trong lễ Gầu Tào

adminTháng 1 12, 2025
31 lượt xem

Trong ngày lễ Gầu Tào ở Hòa Bình, người Mông dựng và cúng cây nêu với lễ vật là gà, rượu, cơm, giấy. Chủ lễ thắp hương, đốt tiền mã, dâng lễ tạ ơn và cầu xin thần linh phù hộ điều may mắn cho năm mới.

Từ ngày 11 đến 13/1 (tức 12 đến 14 tháng Chạp âm lịch), người dân hai xã Pà Cò và Hang Kia, huyện Mai Châu (Hòa Bình) tổ chức lễ hội Gầu Tào. Đây là lễ hội dân gian truyền thống, nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có từ lâu đời của đồng bào Mông.

Người Mông dựng cây nêu, dâng lễ tạ ơn cầu may mắn trong lễ Gầu Tào - 2

Lễ hội Gầu Tào bắt đầu bằng nghi lễ chính là dựng cây nêu, biểu tượng cây thiêng nối trời với đất.

Người Mông dựng cây nêu, dâng lễ tạ ơn cầu may mắn trong lễ Gầu Tào - 3
Người Mông dựng cây nêu, dâng lễ tạ ơn cầu may mắn trong lễ Gầu Tào - 4

Sau khi dựng cây nêu, các nghi lễ chính, hoạt động văn hóa tâm linh của người Mông bắt đầu, trong đó có lễ cúng cây nêu, lễ vật là gà, rượu, cơm, giấy.

Chủ lễ được người dân chọn thực hiện việc thắp hương, đốt tiền mã, đi ngược chiều kim đồng hồ 3 vòng quanh cây nêu; rồi đi ngược 3 vòng nữa hát bài “Tịnh chay” hẹn ngày cùng báo thần linh biết việc dựng nêu tổ chức lễ tạ ơn và cầu xin thần linh phù hộ điều may mắn cho năm mới.

Người Mông dựng cây nêu, dâng lễ tạ ơn cầu may mắn trong lễ Gầu Tào - 5

Người Mông quan niệm, các lễ vật dâng lên thần linh là sản vật địa phương do bà con dân bản làm ra. Khi dâng lễ, mọi người cùng cầu xin cho năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, quốc thái dân an…

Người Mông dựng cây nêu, dâng lễ tạ ơn cầu may mắn trong lễ Gầu Tào - 6

Sau khi chủ lễ cúng xong, tiếng trống khai hội được gióng lên, người dân bắt đầu điệu múa vòng truyền thống của đồng bào người Mông quanh cây nêu.

Người Mông dựng cây nêu, dâng lễ tạ ơn cầu may mắn trong lễ Gầu Tào - 7

Lãnh đạo huyện Mai Châu chia sẻ, lễ hội Gầu Tào mang ý nghĩa cầu phúc, cầu lộc và tạ ơn, không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng người Mông mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Người Mông dựng cây nêu, dâng lễ tạ ơn cầu may mắn trong lễ Gầu Tào - 8

Lễ hội Gầu Tào diễn ra đúng vào dịp Tết cổ truyền của người Mông, gắn với quan niệm nhân sinh của đồng bào Mông vùng Tây Bắc.

Phần hội diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn như biểu diễn văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc do những chàng trai, cô gái Mông thể hiện; thi đấu các trò chơi dân gian, môn thể thao truyền thống như ném pao, đánh tu lu, đi cà kheo, kéo co, múa khèn…

Người Mông dựng cây nêu, dâng lễ tạ ơn cầu may mắn trong lễ Gầu Tào - 9

Huyện Mai Châu mong muốn, thông qua tổ chức lễ hội Gầu Tào sẽ góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Mông, tăng cường quảng bá, giới thiệu lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch của 2 xã Pà Cò, Hang Kia đến với du khách.

Người Mông dựng cây nêu, dâng lễ tạ ơn cầu may mắn trong lễ Gầu Tào - 10

Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình tham dự lễ hội Gầu Tào với bà con dân tộc Mông, tạo không khí vui tươi, phấn khởi chào đón Xuân Ất Tỵ 2025.

Các kênh thông tin của chúng tôi

Disclaimer: Thông tin trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Coin98 Insights. Hoạt động đầu tư tiền mã hóa chưa được pháp luật một số nước công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *