Tái hiện vua đi cày trong lễ hội Tịch điền

adminTháng 2 4, 2025
34 lượt xem

Đeo mặt nạ, khoác long bào, “vua” xuống cánh đồng xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên điều khiển trâu cày đường dài thẳng tắp.

Sáng 4/2 (mùng 7 Tết Ất Tỵ), tại cánh đồng thôn Đọi Tín, xã Tiên Sơn, UBND huyện Duy Tiên tổ chức lễ hội Tịch điền năm 2025.

Sau nghi lễ yết bái Thần Nông cầu một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu là màn trống khai hội do chị em làng trống Đọi Tam, xã Tiên Sơn biểu diễn, kết hợp múa rồng.

Ông Phạm Trí Khang, nghệ nhân làng trống Đọi Tam, đọc văn trình trước đàn tế Thần Nông và linh vị vua Lê Đại Hành.

Lễ rước linh vị vua Lê Đại Hành từ chùa Đọi, kết hợp với lễ rước kiệu, cờ của nhân dân các thôn trong xã Tiên Sơn về trước đàn tế Thần nông.

Tương truyền, lễ hội Tịch điền có nguồn gốc từ thời vua Lê Đại Hành, người vốn trọng nông nghiệp, sống gần gũi với người dân. Nhận thấy vùng núi Đọi sông Châu có vị trí chiến lược quan trọng đối với kinh đô Hoa Lư, sau khi lên ngôi, vào mùa xuân năm Đinh Hợi (987), vua Lê Đại Hành đã cùng bá quan cày ruộng để khuyến khích nhân dân mở mang nông trang, ổn định cuộc sống.

Từ nhiều nguồn sử liệu và nghiên cứu dân gian, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã xây dựng kịch bản tổng thể lễ hội Tịch điền Đọi Sơn.

Từ năm 2009 đến 2023, lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được tổ chức dựa theo kịch bản này, nhưng có thay đổi về nghi trình nhập linh khí quân vương do một cụ cao tuổi đức độ của vùng Đọi Sơn thực hiện.

Màn trống hội của đội trống làng Đọi Tam chào mừng lễ hội Tịch điền.

Theo sách sử, mùa xuân năm 987, lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng; năm 988, nhà vua cày ruộng ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền. Từ đó, lễ tịch điền được nhiều đời vua sau duy trì.

Cụ ông Nguyễn Ngọc An, 75 tuổi, lần thứ 6 đóng vai vua xuống đồng cày ruộng khai hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2025, mở đầu cho vụ mùa mới.

Người được chọn vào vai vua phải là lão nông đạo mạo, sức khỏe tốt, có kinh nghiệm cày ruộng và là thành viên của gia đình văn hóa.

Hội thi trang trí trâu cày diễn ra một ngày trước lễ hội Tịch điền. Thay vì khoác vải đỏ thời xưa, nay trâu được vẽ bằng sáp màu. Trong ảnh là trâu đoạt giải nhì của ông Trần Ngọc Dụng, trú xã Tiên Ngoại, huyện Duy Tiên. “Tôi tham gia lễ hội 10 năm, để vẽ hoàn chỉnh cả con trâu phải mất nửa ngày. Năm ngoái trâu của tôi đoạt giải nhất”, ông Dụng nói.

Nhiều du khách đến tham quan lễ hội Tịch điền. Đây cũng là dịp để nhân dân trong vùng, du khách thập phương tưởng nhớ về cội nguồn, giáo dục thế hệ trẻ truyền thống yêu lao động của cha ông.

 

Các kênh thông tin của chúng tôi

Disclaimer: Thông tin trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Coin98 Insights. Hoạt động đầu tư tiền mã hóa chưa được pháp luật một số nước công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *